NHA KHOA THẨM MỸ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

15 nguyên nhân gây hôi miệng & cách điều trị chính xác nhất

Hôi miệng khiến cho hơi thở của chúng ta có mùi hôi khó chịu. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy hôi miệng xuất phát từ nguyên nhân nào? Làm sao để khắc phục hiệu quả chứng bệnh này?

I – HÔI MIỆNG LÀ GÌ?

Hôi miệng là chứng bệnh gây ra mùi hôi khó chịu khi hít thở. Dạng bệnh lý này khá phổ biến với tỷ lệ người mắc bệnh tương đối cao, chiếm đến 40% dân số Việt Nam.

Tuy rằng, các chứng bệnh gây hôi miệng không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nhưng hơi thở có mùi hôi “khó ngửi” sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất xấu hổ, e ngại khi giao tiếp với người khác.

Tình trạng này kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Năng suất lao động của người bệnh vì vậy cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Bệnh hôi miệng

II – NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG PHỔ BIẾN

Bệnh hôi miệng được đánh giá là căn bệnh khó chuẩn đoán chính xác nguồn nguyên nhân. Bởi tới nay người ta đã liệt kê được tới hơn 20 nguyên nhân khác nhau có thể gây ra hiện tượng hơi thở có mùi.

Tuy nhiên người ta cũng phân loại được những nguyên nhân này ra thành các nhóm như sau:

  • Nhóm do tác động từ bên ngoài
  • Nhóm do bệnh lý răng miệng
  • Nhóm do bệnh lý từ cơ thể

♦ Các nguyên nhân làm miệng bị hôi từ bên ngoài

Sử dụng thực phẩm có mùi
Sử dụng thực phẩm có mùi là một trong các nguyên nhân bên ngoài khiến cho miệng có mùi hôi khá phổ biến.

Các loại thực phẩm nó mùi nồng, hăng như: hành, tỏi, mắm tôm, cá hộp,… sẽ rất dễ để lại hơi thở có mùi sau khi ăn nếu không được làm sạch.

Nguyên nhân gây hôi miệng do thực phẩm thường rất dễ xử lý. Chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau đó và kết hợp thêm vài mẹo làm thơm miệng là được.

nhung thuc pham gay hoi mieng ban nen han che su dung1
Hút thuốc lá, Rượu bia nhiều
Thuốc lá và rượu bia là các loại chất kích thích chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại. Bên cạnh đó, các chất kích thích này còn khiến cho môi, răng, cổ họng và khoang miệng bị khô.

Vì vậy, thường xuyên sử dụng thuốc lá và bia rượu sẽ khiến hơi thở có mùi nặng hơn bình thường.

20190618 064730 656573 ruou thuoc la.max 800x800 1
Hay uống cà phê
Tương tự như thuốc lá và rượu bia, cà phê cũng là một loại chất kích thích có khả năng gây mùi hôi miệng rất mạnh. Bởi đồ uống này có chứa thành phần hương liệu khá cao.

Ngoài ra cafein có trong cà phê sẽ hạn chế sự hoạt động của tuyến nước bọt. Khi khoang miệng không có độ ẩm cần thiết sẽ khiến vi khuẩn gây mùi phát triển, dẫn đến mùi hôi miệng

nen uong ca phe truoc hay sau khi an sang 201909050909531149
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh mẽ trong khoang miệng.

Các vi khuẩn này sẽ phân hủy thức ăn còn sót lại trong khoang miệng. Quá trình phân hủy này gây ra mùi hôi rất khó chịu khi chúng ta thở ra.


Mắc dị vật ở mũi (thường xảy ra ở trẻ em)
Mắc dị vật ở mũi là nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ bên ngoài thường gặp ở trẻ em.

Sự xuất hiện dị vật trong khoang mũi khiến cho đường thở bị tắc nghẽn, bắt buộc trẻ phải hô hấp bằng đường miệng. Dẫn đến mùi hôi nặng nề trong hơi thở khi trẻ thở ra.
Răng giả hoặc thiết bị niềng răng có vấn đề
Đôi khi mùi hôi miệng có thể lại do chính mão răng giả hoặc thiết bị niềng răng gây ra.

Nếu mão răng giả lắp không được sát khít sẽ tạo ra khe hở. Thực phẩm sau khi ăn sẽ dễ bị kẹt lại tại những kẽ hở đó và lâu ngày tạo ra mùi hôi.

Thiết bị niềng răng có mắc cài gần như chắc chắn sẽ làm kẹt thức ăn. Do vậy nếu người niềng răng không vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn sẽ rất dễ gặp mùi hôi miệng.

♦ Các nguyên nhân làm hơi thở có mùi từ bệnh lý răng miệng

Sâu răng
Trong các nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi do bệnh lý về răng miệng thì sâu răng là nguyên nhân điển hình nhất.

Vi khuẩn gây sâu răng sẽ tạo ra các lỗ nhỏ li ti trong chân răng. Theo mức độ phát triển của bệnh, các lỗ sâu sẽ rộng hơn và số lượng cũng tăng lên.

Khi đó thức ăn, mảng bám sẽ có cơ hội bám vào các tổn thương này. Cùng với sự phân hủy thức ăn của vi khuẩn, tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Khô miệng, khô lưỡi
Khô miệng, khô lưỡi có thể xuất phát từ việc chúng ta không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể hàng ngày.

Cũng có thể xảy ra do bạn gặp vấn đề về rối loạn nội tiết tố, do tuyến bọt giảm khả năng tiết nước bọt hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc,…

Tất cả những vấn đề này đều khiến cho khoang miệng không được cân bằng độ ẩm cần thiết, gây ra mùi hôi miệng như chúng ta đang gặp phải
Do chế độ ăn kiêng (Đói bụng)
Chế độ ăn kiêng cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến dẫn đến hôi miệng.

Bởi khi ăn kiêng, cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ sinh ra tình trạng thiếu hụt carbohydrate khiến cơ thể tăng cường sản sinh ra chất xeton.

Đây chính là thủ phạm gây hôi miệng khi chúng ta ăn kiêng hoặc khi để bụng đói trong thời gian dài.

♦ Các nguyên nhân gây hôi miệng từ bên trong cơ thể

♦ Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là bệnh lý khiến thức ăn, dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Thức ăn đang trong quá trình chuyển hóa cùng dịch vị dạ dày tạo ra một loại mùi rất khó chịu khi bị trào ngược lên.

Khi kết thúc trào ngược, những chất bẩn này có thể sẽ bám lại ở cổ họng hoặc kẽ răng. Nếu không được làm sạch sẽ tạo ra mùi hôi khi thở.
♦ Viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng amidan đang bị vi khuẩn và tác nhân gây bệnh tấn công. Trong quá trình ăn uống, một lượng nhỏ thức ăn sẽ bám lại ở các vị trí tổn thương trong hốc amidan. Lúc này thức ăn sẽ bị vi khuẩn tại đây phân hủy sinh ra mùi hôi miệng
♦ Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những tác nhân chính gây ra tình trạng hôi miệng do bệnh lý. Tiểu đường khiến cho nồng độ đường trong khoang miệng tăng cao hơn so với bình thường.

Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tác nhân gây mùi hôi miệng như: Nấm ký sinh, trùng roi, vi khuẩn,…Bởi vậy, bệnh tiểu đường có mối liên hệ mật thiết gây ra tình trạng hôi miệng mà người bệnh đang gặp phải
♦ Tắc ruột
Tắc ruột khiến chất thải trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài theo quy trình tự nhiên của con người. Khi đó chất thải sẽ tích tụ lại trong hệ tiêu hóa.

Mùi của chất thải sẽ đi ngược trở lại hệ hô hấp, dẫn đến mùi hôi miệng, thậm chí mùi hôi còn có thể tương tự như mùi phân.
♦ Giãn phế quản
Giãn phế quản khiến cho đường thở tích tụ nhiều đờm và dịch nhầy dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Khi đó, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh mẽ tại đường thở gây ra mùi hôi khó chịu ở khu vực này.

Trong quá trình hô hấp, mùi hôi sẽ đi từ đường thở lên khoang miệng và thoát ra ngoài. Gây ra mùi hôi miệng rất ám ảnh.
♦ Sự thay đổi nội tiết tố ở bà bầu
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai dẫn đến hiện tượng tuyến nước bọt hoạt động kém, nước bọt ít hơn bình thường.

Nhất là trong khi ngủ, tuyến nước bọt không tiết đủ nước bọt cần thiết để giữ ẩm khoang miệng. Vì vậy sự thay đổi nội tiết ở bà bầu cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

dau hieu hoi mieng

III – ĐIỀU TRỊ VÀ KHẮC PHỤC CHỨNG HÔI MIỆNG BẰNG CÁCH NÀO?

Để quá trình điều trị và khắc phục chứng hôi miệng đạt được hiệu quả cao và mang tính lâu dài, triệt để thì chúng ta phải điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân. Theo đó, những cách giải quyết dứt điểm chứng hôi miệng đang được áp dụng là:

♦ Điều trị sâu răng, viêm nha chu triệt để

Điều trị sâu răng, viêm nha chu triệt để tại các phòng khám nha khoa uy tín là cách tốt nhất để bạn giải quyết dứt điểm tình trạng hôi miệng.

Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và xác định chính xác tổn thương răng cũng như tình trạng viêm nhiễm nướu đang gặp phải.

Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc đặc trị phù hợp.

♦ Hạn chế sử dụng các loại thuốc

Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bừa bãi khiến cho nội tiết tố trong cơ thể bị biến đổi. Thêm vào đó, bạn sẽ gặp phải nhiều tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng thuốc. Những yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng do yếu tố bên ngoài.

Bởi vậy, để khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất là tránh sử dụng thuốc khi không thật sự cần thiết và hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

♦ Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn

Rau xanh, hoa quả, chất xơ, vitamin là những thực phẩm bổ sung đầy đủ kháng thể cho cơ thể. Hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc ổn định, hiệu quả hơn.

Hơn nữa, quá trình nhai nuốt các thực phẩm này còn mang lại tác dụng làm sạch mảng bám răng rất tốt.

Chính vì vậy, các bạn hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện rõ rệt.

♦ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp phòng ngừa tối đa các bệnh lý về răng miệng, làm sạch mảng bám chân răng, triệt tiêu vị trí khu trú của vi khuẩn gây bệnh.

Vi khuẩn gây sâu răng, hôi miệng không còn vị trí ẩn nấp lý tưởng. Vì vậy, hiện tượng hơi thở có mùi sẽ được khắc phục rõ rệt

♦ Khám và điều trị bệnh lý cơ thể

Trong các trường hợp hôi miệng do bệnh lý cơ thể như tiểu đường, tắc ruột, giãn phế quản,…Các bạn cần phải thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa có kết luận chính xác về bệnh.

Nắm được những nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình khắc phục & điều trị căn bệnh khó chịu này. Mọi câu hỏi cần giải đáp vui lòng liên hệ phòng khám để được hỗ trợ

Bài viết liên quan
HÌNH ẢNH TRƯỚC SAU

RĂNG SỨ THẨM MỸ

CHỈNH NHA - NIỀNG RĂNG

TRỒNG RĂNG IMPLANT

TIN ĐƯỢC XEM NHIỀU

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN KHUYẾN MẠI CHÀO HÈ

* Chương trình khuyến mãi có thể kết thúc trước thời gian đã công bố (khi hết suất khuyến mãi)
– Hiện còn: 12 suất khuyến mãi